TNL-Cá trắm cỏ rất dễ nuôi,nhanh lớn lại giá trị,nhưng đa phần cá trắm cỏ thường bị bệnh khi được khoảng 0,5-1kg mà đa phần bà con không biết nguyên nhân và cách khắc phục .Sau đây là những bệnh chính mà cá trắm cỏ thường mức nhât để bà con tham khảo và biết các phòng tránh cũng như chữa trị.
|
Cá trắm cỏ bị bệnh |
1.PHÒNG TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT VÀ XUẤT HUYẾT Ở CÁ TRẮM CỎ: : Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ thể hiện ở hai dạng đó là xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và vi rút gây ra
Dấu hiệu bệnh
Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt nước. Da cá thường bị đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài.
Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mắt lồi đục, xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
Phân biệt hai bệnh truyền nhiễm ở cá trắm cỏ
Bệnh viêm ruột (đốm đỏ) do vi khuẩn/Bệnh xuất huyết do vi rút
Giống nhau:
Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài:
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn
- Da cá màu tối, khô ráp, cá thường bơi trên tầng mặt
- Mang xuất huyết dính nhiều bùn
- Hậu môn sưng đỏ
- Vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
- Có mùi tanh đặc trưng.
Giải phẫu:
- Cơ quan nội tạng: Gan, lách, thận, xoang bụng xuất huyết có nhiều dịch.
- Ruột không có thức ăn
Mùa vụ xuất hiện bệnh:
- Mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5) và mùa thu (tháng 7- 10).
Khác nhau:
Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài
- Xuất hiện các đốm màu đỏ trên thân, các vết loét ăn sâu vào cơ
- Cá bị bệnh 1 –2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết 30 – 40%. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài thay đổi rõ ràng.
- Ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết...
- Bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi và cá bố mẹ.
- Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt như mè, trôi, chép...
- Xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt, gốc vây xuất huyết, điển hình là dưới da xuất huyết, bệnh nặng toàn thân.
- Cá bị bệnh 3 – 5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết từ 60 – 80% nhiều ao, lồng chết 100%. Dấu hiệu không thay đổi lớn nên gọi là bệnh "đốm trắng".
- Thành ruột xuất huyết nhưng không hoại tử.
- Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống. Cá trên 1 tuổi mức độ nhiễm bệnh nhẹ.
Phòng và trị bệnh
- Khi môi trường thay đổi xấu về Nhiệt độ, oxy hòa tan, đáy ao và nguồn nước dơ: Tạt AMIN C 1 Kg/ 1000 m3 nước và kết hợp cho ăn VITALEC 405 FS liều 5 g/kg thức ăn.
- Định kỳ cho ăn men đường ruột: BIOTICBEST 5 g/1kg thức ăn
- Xử lý diệt khuẩn định kỳ 10 – 15 ngày/lần: SANDIN 267 liều 1 lít/2000 - 3000 m3nước hoặc BIOXIDO 150 liều 1 lít/ 4000 m3 nước. Sau 2- 3 ngày cấy men vi sinh AQUA BIO BZT hoặc CITYBIOZY để làm sạch nước và đáy ao.Trị bệnh:
Phác đồ 1: Trộn cho ăn kháng sinh TRIMDOX 240 liều 5 g/1 kg thức ăn, liên tục 5 – 7 ngày.
Phác đồ 2: Trộn cho ăn kháng sinh SAN FLOFENICOL liều 5 g/1 kg thức ăn kết hợp ANTI – S liều 5 g/1 kg thức ăn, liên tục 5 – 7 ngày.
2.BỆNH TRÙNG MỎ NEO Ờ CÁ TRẮM :
Triệu chứng: - Xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá.
Cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường bơi lờ đờ, chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật địch hại.
Phòng bệnh:
- Thường xuyên thay nước.
- Định kỳ diệt khuẩn 15 ngày/lần: BIOXIDO 150 liều 1 lít /4000 m3 hay SANDIN 267 liềi 1 lít / 2000 m3 nước.
Trị bệnh:
- Ngày thứ nhất Thay nước, ngày thứ 2 dùng OSCILL ALGA STRONG liều 1 lít /3000 m3 nước, dùng liên tục 2- 3 lần nếu cần thiết.
- Trường hợp nếu cá bệnh nặng thì có thể dùng thêm WU 100.
3.BỆNH TRÙNG BÀO TỬ CÁ TRẮM:
Khi cá bị bệnh lỗ hậu môn có dịch màu vàng, do quá trình sinh sản Eimeria sinh ra nhiều liệt trùng phá hoại vách của thành ruộtlàm tổn thương tổ chức ruột. Để khẳng định thì ta lấy dịch ruột ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Theo một số tài liệu của Liên Xô, Trung Quốc ... thì giống Eimeria ký sinh trên một số giống cá nuôi và chủ yếu ký sinh trên cá lớn gây tác hại nghiêm trọng làm chết cá. Eimeria khi ra môi trường nước sống khá lâu, bào nang lắng xuống trong thuỷ vực hay lẫn trong cỏ cây, thức ăn nên cá ăn vào nhiễm trực tiếp không qua ký chủ trung gian. Nhiệt độ nước 24-300C thích hợp cho Eimeria sinh sản. Bệnh phát triển mạnh vào mùa hè.
Eimeria có vỏ cứng bao ngoài và có thể tồn tại dưới đáy ao hồ, khi gặp điều kiện thuạn lợi sẽ phát triển vì thế tiêu diệt hoàn toàn rất khó khăn, càn chú ý các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Phòng bệnh :
- Tẩy dọn ao và bón vôi trước khi thả cá.
- Thường xuyên thay nước
- Định kỳ diệt khuẩn 15 ngày/lần: BIOXIDO 150 liều 1 lít /4000 m3 hay SANDIN 267 liềi 1 lít / 2000 m3 nước.
- Nếu có điều kiện dùng men vi sinh xử lý đáy va2 nước bằng AQUA BIO BZT hay CITYBIOZY .
Trị bệnh: Trộn TRIMDOX 240 liều 5 g/ 1kg thức ăn hay 1 kg/ 4 tấn cá, dùng 5- 7 ngày liên tục
(tổng hợp)
>>>>CẢM ƠN BÀ CON VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI VIẾT,CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG GIAO LƯU VÀ CHIA SẺ CÙNG BÀ CON VÀ CÁC BẠN!!!!