CHUYÊN:MÁY ẤP TRỨNG TỰ ĐỘNG, GIUN QUẾ & NÔNG SẢN AN TOÀN / Đc:Thôn Hảo Sơn,xã Tiên Phong, tx Phổ Yên, Thái Nguyên
TNL-Trang trại chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp đang hình thành và phát triển. Trong một trại có nhiều chuồng khác nhau cho từng loại lợn. Chuồng lợn nái chờ phối giống đến nuôi con, kể cả lợn đực giống, chuồng úm lợn con, chuồng lợn hậu bị và nuôi thịt. Mỗi chuồng có khoảng trống cách nhau trong trại, khoảng cách giữa các chuồng thường là 8 - 10 m.
>>>>Máy ấp trứng mini tự động Ngọc Linh và những ưu điểm. |
1/ Ngăn chuồng lợn nái chờ phối và chửa
Hiện nay theo phương thức xây dựng mới có thể lắp ráp di động các ngăn ô theo từng chuồng để phù hợp với kỹ thuật mới. Nhằm đạt được điều này cần tạo ra các phần ngăn cho lợn nái chờ phối đến có chửa bằng các tấm sắt hoặc ống nước tráng kẽm. Với phương thức này chuồng lợn nái chờ phối và khi kiểm tra thụ thai thuận lợi, nhờ đó nâng tỷ lệ thụ thai ở lợn nái sinh sản. Giảm di chuyển lợn nái từ lúc chờ phối đến có chửa.
Chú ý khi sử dụng sắt tròn để bàn, các tấm ngăn bằng sắt tròn phải trơn, cứng và có kích thước nhỏ nhất là F 16 rồi lắp ráp thành chuồng. Tất cả các cột ngăn được chôn xuống nền bê tông và ngăn giữa chúng với nhau bằng các cây sắt dài dọc theo dãy chuồng. Ví dụ: Nuôi 30 lợn nái cần hàn 31 tấm ngăn để lắp cho 30 ô chuồng nuôi lợn nái chửa và chờ phối.
Ưu việt của kiểu chuồng này là dễ lắp, dễ tháo gỡ và dễ di dời đi nơi khác. Sở dĩ, ngăn ô nái chửa và chờ phối giống cho lợn nái từ khi chờ phối đến lúc phối có chửa cho đến khi đẻ 147 ngày (4 ngày chờ phối, 115 ngày có chửa). Như vậy lợn nái ở trong ô cũi đẻ tối đa 35 ngày. Ta có một số ngăn đực giống để nhốt lợn hậu bị thay đàn nên số ngăn nái chửa và chờ phối sẽ không thừa.
Đối với lợn nái chờ phối và chửa: ngăn ô chuồng có thể gắn trực tiếp trên nền xi măng, có độ nghiêng 3 - 50C, phía sau ô có rãnh thoát nước sau 5 - 7 cm theo hướng xuôi về phía sau. Nếu dùng nền bê tông đúc sẵn có khe hở, không cần có độ nghiêng sẽ tự thoát nước.
2/ Cũi đẻ cho lợn nái
Đối với lợn nái đẻ nuôi con: Nếu làm cũi đẻ riêng biệt đặt lên nền chuồng, cần nâng cao nền chuồng 80cm và có rãnh trống rỗng ở giữa để thoát nước, không cần có chân cao, không cần làm cũi và lắp đặt, cần chú ý đến kích cỡ phù hợp với yêu cầu của lợn nái sinh sản, cũi đẻ có độ dài 2,2m; rộng 1,7m; ngăn ô nái đẻ rộng 0,6m; hai ô lợn con tách mẹ 0,5m là thích hợp.
Tất cả các ô ngăn lợn nái chờ phối, có chửa đều ngăn núm uống nước tự động có độ nghiêng từ 5 - 80C, cách mặt nền 45 - 55cm là thích hợp. Cũi lợn nái đẻ gắn hai núm uống tự động, một cho lợn nái và một cho lợn can, cao cách mặt sàn 15 - 20cm.
Cũi đẻ cho lợn nái trên nền chuồng là sàn được làm bằng sắt tròn hoặc tấm nhựa chuyên dùng, khung cũi làm bằng sắt chữ L x 50, ngăn chuồng lợn nái làm bằng sắt F 16 hoặc bằng ống nước tráng kẽm F 21, F 34 (tốt nhất là ống nước loại F 34). Chú ý khi hàn sắt cho lợn nái và lợn con, khe hở giữa các ống sắt tròn không quá 0,8cm.
Ngăn sàn ô lợn nái nên sử dụng sắt tròn F 12 hoặc sắt vuông chữ U. Nếu làm cũi để riêng rẽ, đặt lên nền chuồng tận dụng chuồng lợn cũ. Cũi đẻ cần phải có chân, cao tối thiểu từ mặt nền lên đến sàn cũi đẻ là 35cm. Lợi thế của cũi đẻ là giảm tỷ lệ hao hụt lợn con từ sơ sinh đến cai sữa. Như vậy, lợi thế của cũi đẻ so với nuôi sàn bê tông đã nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
3/ Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa 28 - 60 ngày
Để cai sữa sớm lợn con (28 ngày tuổi) cần có chuồng thích hợp, vì 7 ngày tuổi đã tập cho lợn con ăn sớm. Chuồng úm cần rộng 2 m nên chia từng ngăn nhỏ, kích thước 100 x 150cm. Lợn con lúc cai sữa đưa lên chuồng úm cần nhốt riêng theo khối lượng nuôi theo nhóm, sẽ phát triển tốt và có độ đồng đều cao.
Thành ô cao 85cm để lợn con khỏi nhảy ra ngoài, sàn chuồng úm cần lát bằng tấm nhựa chuyên dùng, có máng tập ăn cho lợn con đặt dọc thành chuồng, có núm uống nước tự động đặt cao cách sàn chuồng khoảng 25cm, cũng có thể tận dụng máng ăn tự động. Lợn con cai sữa (lợn lai và lợn ngoại) lúc 28 ngày tuổi khoảng 7 kg, nuôi trong chuồng úm 28 - 60 ngày sẽ đạt khối lượng bình quân 18 kg (18 - 20 kg) sau 60 ngày chuyển qua nuôi hậu bị và nuôi thịt.
Nói chung, các loại ô chuồng cần chống nóng, lạnh và thông thoáng tốt. Mái chuồng phải cao và nên làm 2 mái. Sử dụng nước phun trên mái vào mùa nắng nóng, nhất là loại mái bằng tôn và fibroximăng. Sử dụng vòi phun sương hoặc quạt máy lớn trong chuồng. Sử dụng vòi phun nhỏ giọt trên lưng lợn nái lúc trời nắng nóng. Che chắn tránh nắng chiều chiếu trực tiếp vào lợn. Gặp lúc trời mưa, gió lùa và mùa rét lợn con dễ bị cảm lạnh cần che chuồng hoặc dùng đèn sưởi ấm cho lợn con mới sinh, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng úm 25 - 280C.
(tổng hợp)
|
LIÊN HỆ