TNL-Sau khi điều trị bệnh ung thư bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... người bệnh có thể sử dụng lá chè xanh để giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa khối u phát triển trở lại
1. Thêm hy vọng sống nhờ sử dụng lá chè xanh thải độc
Chị Vũ Thị Thanh Hà – Long Biên, Hà Nội cho biết chị bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Chị Hà đã được phẫu thuật hai lần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện K trung ương. Sau khi phẫu thuật, chị Hà tiến hành điều trị hóa chất.
Suốt thời gian điều trị hóa chất, chị Hà rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu vì tác dụng phụ của hóa chất. Ăn vào bao nhiêu là nôn ra bấy nhiều.
Lúc ấy, móng chân, móng tay, da đen kịt lại. Chị Hà được một người quen ở Thái Nguyên giới thiệu sử dụng là chè xanh để thải độc. Chị bắt đầu sử dụng lá chè xanh để thải độc bằng đường uống và ngâm chân tay.
Chị Hà cho biết sau thời gian chị uống và ngâm chân tay, chị thấy tay chân sáng da hẳn lên. Các vùng da đen đã hết, phao tay, phao chân hồng trở lại. Chị Hà kể “nhìn phao chân, phao tai đen thâm như người chết, mình cũng sợ.
Nhờ có việc ngâm nước chè xanh, chị thấy phao chân, phao tay hồng lên. Có lẽ nhờ thế chị đã không còn sợ bệnh ung thư vì da hồng lên là dấu hiệu của sự sống”.
Bốn năm nay, thứ lá không thể thiếu trong nhà chị Hà là nước chè xanh. Ngoài nước chè xanh, chị Hà thực hiện ăn uống kiêng theo lời bác sĩ và bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh ung thư.
2. Lá chè xanh - vị thuốc quý sau điều trị ung thư
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết chè xanh trồng nhiều ở vùng nông thôn và trung du. Đây là loại cây nhỡ, cao 1-6m.
Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4 - 10cm, rộng 2 - 2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều.
Hoa to, có 5 - 6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo. Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các vùng trung du miền núi nước ta.
Trong dân gian, chè xanh được sử dụng để pha nước uống, bằng cách lấy lá chè xanh đun với nước sôi dùng như nước uống hàng ngày.
Theo đông y, lá chè xanh có vị đắng, chát hơi ngọt, có tính mát nên thường dùng để thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực, lợi tiểu, giúp cho cơ thể thư thái, sảng khoái.
Chè xanh cũng rất tốt cho da, giúp da mịn màng, mát mẻ, chữa chóng mặt, kiết lị, nước nấu từ lá chè giúp rửa vết thương và phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.
Trong hậu điều trị ung thư, lá chè có các dẫn xuất polyphenolic, theophyllin, theobromin, xanthin, và các vitamin C, B1, B2, B3, những chất này rất tốt cho cơ thể.
Còn Giáo sư Nguyễn Bá Đức - Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương từ trước đến nay, trong nhân dân vẫn quan niệm trên một phần trong nhân dân vẫn tồn tại ý nghĩ: "Phong, lao, cổ, lại tứ chứng nan y, thầy thuốc bỏ đi, trống kèn kéo tới"
Điều đó có nghĩa là nếu mắc các bệnh hủi, lao, cổ trướng và ung thư thì coi như là chết.
Hiện nay trên thực tế nhờ các thành tựu của y học hiện đại, con người đã đẩy lùi và tiến tới thanh toán được bệnh phong.
Đối với bệnh lao cũng có tỷ lệ chữa khỏi cao (trên 90%) nhờ các phác đồ phối hợp thuốc và dùng trong thời gian dài tối thiểu là 6 tháng. Người ta cũng hy vọng rằng căn bệnh này sẽ bị loại trừ trong thời gian không xa.
Nhìn một cách tổng thể 1/3 số người thoát bệnh ung thư là do dự phòng được, 1/3 số bệnh nhân ung thư được chữa khỏi nhờ sự phát hiện bệnh sớm.
Bằng các phương pháp điều trị chúng ta có thể kéo dài, nâng cao chất lượng sống cho 1/3 bệnh nhân còn lại.
Đối với việc sử dụng lá chè sau điều trị ung thư, Giáo sư Đức cho biết người bệnh có thể uống nước chè tươi thay nước bình thường để lợi tiểu, thải độc và sử dụng kết hợp trong chăm sóc da sau xạ trị, hóa trị.
Tuy nhiên, Giáo sư Đức khẳng định bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo phương pháp điều trị khoa học và sinh hoạt, ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
(tổng hợp)