CHUYÊN:MÁY ẤP TRỨNG TỰ ĐỘNG, GIUN QUẾ & NÔNG SẢN AN TOÀN / Đc:Thôn Hảo Sơn,xã Tiên Phong, tx Phổ Yên, Thái Nguyên
Với người nuôi heo nái thì heo con tiêu chảy luôn là nỗi lo lắng thường xuyên vì nó rất phổ biến và khi bệnh xảy ra thường kéo dài dai dẳng, heo con mất sức không lớn, hao hụt cao, … ảnh hưởng đến năng suất của trại.
Chúng tôi giới thiệu tóm tắt quy trình phòng và điều trị bệnh tiêu chảy cho heo con sau đây để bà con nhanh chóng khống chế bệnh, giảm tốn thất cho đàn.
I. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CHO HEO CON
Cần khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy heo con:
1. Chăm sóc đầu đời:
- Cắt răng: trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, cắt thật êm, không bị gảy nhọn. Dùng pen kẹp bông gòn nhúng Iodine ấn mạnh ở vết cắt răng để sát trùng và cầm máu.
- Cắt rốn: Cột rốn cách da bụng khoảng 1,5-2cm, cắt cách chỗ cột khoảng 1-1,5 cm, Xong nhúng toàn bộ ống cuống rốn vào Iodine. Cuống rốn sẽ khô và rụng trong vòng 7-10 ngày. Nếu nuôi chuồng lồng thì không cần cắt rốn, cuống rốn sẽ khô trong vòng 2-3 ngày.
2. Điều kiện nuôi dưỡng tốt:
+ Ủ ấm: Có đèn sưởi ấm heo lúc sơ sinh, khi trời mưa, mùa lạnh. Vải lót chuồng phải thấm nước; các vải không thấm hoặc bao nylon (bao phân, bao thức ăn) sẽ làm heo bị ướt nhưng khó phát hiện nên làm bệnh nặng thêm.
+ Cho bú: Chú ý tập bú toàn bộ heo con từ những giờ đầu sau khi sinh. Nếu heo đẻ quá sai (trên 14), có thể loại hoặc bán heo thừa vú (chọn heo còi). Nếu để lại nuôi hết thì phân đàn cho bú đều để tránh tỉ lệ còi cọc cao cũng sẽ không kinh tế.
+ Tiêm sắt: Thực hiện đúng quy trình tiêm sắt (dù đang bị tiêu chảy): 200mg/ heo con. Nếu dùng loại 200mg/ml thì chỉ cần tiêm 1 liều lúc 1-3 ngày tuổi; nếu dùng loại 100mg/ ml thì tiêm 2 liều lúc 3 ngày, 10 ngày, nếu heo không hồng hào có thể tiêm thêm 1 liều lúc 21 ngày.
3. Khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bằng cách:
- Tiêu độc sát trùng chuồng trại thật kỹ trước khi đưa nái vào ô đẻ với Vime Iodine: 15 ml/ 4 lít nước hoặc Vimekon: 100g / 20 lít nước.
- Khi heo mẹ hoặc heo con có biểu hiện bệnh nên tiêu độc chuồng trại mỗi ngày/ lần; 3-5 ngày liên tục với thuốc sát trùng trên.
- Bố trí tiêm phòng cho mẹ đầy đủ các bệnh có thể gây tiêu chảy cho heo con:
+ Dịch tả heo: Vaccin Coglapest, 2ml/ con, tiêm cho mẹ trước phối giống.
+ Tai xanh: Vaccin Tai xanh, tiêm cho mẹ trước phối giống.
+ E.coli: Vaccin Neocolipor hoặc Litter Guard, 2ml/con, tiêm cho nái chữa trước khi sinh 2 tuần, nếu nái được dùng vaccin lần đầu thì tiêm 2 liều, liều I lúc 12 tuần, liều II lúc 14 tuần tuổi thai.
* Heo con: Do vaccin trên chỉ bảo vệ heo con ở giai đoạn đầu đời (2-3 tuần tuổi), lại chưa có vaccin hiệu quả cho heo con nên có thể dùng biện pháp phòng bổ sung bằng thuốc như sau: Dùng một trong các chế phẩm sau trộn cho heo con ăn hoặc uống vào các ngày 20,21,22 và 30,31,32:
◘ Colinorgent: 100g/ 400 kg heo
◘ hoặc Gentacolenro: 100g/1000kg heo
◘ hoặc Doxycin: 100g/2000kg heo
◘ hoặc Tylofos: 100g/4000 kg heo
- Điều trị triệt để các bệnh trên nái để tránh vây nhiễm cho heo con qua sữa, qua lông, phân, vết thương,… như: Viêm tử cung, viêm vú, viêm móng, thương hàn,…
I. TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY HEO CON
1. Bước đầu tiên giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả:
Khi heo con bị tiêu chảy sẽ bị mất nước, mất chất điện giải, cần thực hiện ngay các giải pháp sau để giảm tối đa các tổn hại cho heo con (có khi chưa biết rõ do nguyên nhân gì):
(1) Cấp bù nước: Có thể bằng cách cho uống nước hoặc truyền dịch:
- Cho uống: áp dụng khi không biết tiêm hoặc dùng bổ sung với tiêm truyền.
+ Cho uống dung dịch Vime Electrolyte: 1 g/ 2 lít nước uống
+ Hoặc nước biển khô: 1 gói Orezol pha 1 lít nước
+ Hoặc pha 1 lít nước với 1 muổng cà phê muối và 6 muổng cà phê đường
- Truyền dịch: nên bù nước bằng cách tiêm truyền (truyền dưới da hoặc truyền xoang bụng với dung dịch sinh lý mặn đẳng trương 0,9%, trung bình 10-20ml/ kg thể trọng chia 2 lần trong ngày)
(2)Làm giảm sự mất nước, giúp hấp thu và chuyển các độc chất, độc tố vi khuẩn ra khỏi cơ thể heo:
◘ Anti Scour: liều đầu tiên 2,4 ml/ kg thể trọng, các liều sau 1,2 ml/ kg thể trọng
(3) Làm chậm nhu động ruột để giảm mất nước bằng cách phối hợp:
◘ Atropin: 1ml/ 5 kg thể trọng (ngừng ngay khi thấy phân sệt lại, có khuôn)
◘ Kết hợp Vime Canlamin: 1ml/ 5 kg thể trọng
◘ Vitamin B6: 1ml/ 5 kg thể trọng ở heo con, (nếu heo có ói)
2. Chẩn đoán đúng để điều trị hiệu quả:
Do bệnh tiêu chảy trên heo con khá đa dạng nên cần theo dõi heo để chẩn đoán đúng bệnh, điều trị mới hiệu quả. Heo con có thể bị những bệnh sau:
- Rotavirus
+ Bệnh do Rotavirus gây ra
+ Thường xảy ra vào những ngày đầu sau khi sinh
+ Phân màu hơi vàng đến xám nâu, sệt, hôi.
+ Tỉ lệ chết không cao, nếu có kế phát mầm bệnh khác (như E.coli, Cầu trùng, Viêm ruột hoại tử,...) tỉ lệ chết sẽ gia tăng.
+ Điều trị: Không có thuốc đặc trị, khống chế bằng cách bù nước, vệ sinh .
- Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm (TGE)
+ Do Coronavirus gây ra
+ Heo thường bệnh ở cở nhỏ, dưới 3 tuần tuổi, nhất là mùa lạnh, thường truyền lây từ mẹ.
+ Biểu hiện vừa ói, vừa tiêu chảy nên mất nước rất nặng. Dịch ói, dịch tiêu chảy có màu hơi xanh lá, có hạt sữa trắng không tiêu. Tỉ lệ chết cao nếu không can thiệp.
+ Bệnh không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên có thể dùng kháng sinh để phòng nhiễm trùng kế phát (thường là E.coli) kết hợp biện pháp bù mất nước như trên.
+ Phòng bệnh: Chưa có vaccin
- Dịch tiêu chảy cấp (PED)
+ Bệnh do virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra
+ Có thể gây bệnh cho heo ở nhiều cở tuổi, cả heo thịt, heo nái.
+ Điều trị không hiệu quả, dùng biện pháp bù mất nước
+ Chưa có vaccin.
* Một số trại tự chế autovaccin để khống chế TGE, PED (với trại chưa nhiễm thì không nên áp dụng)
- Cầu trùng:
+ Bệnh xảy ra trên heo con, thường ở giai đoạn 1-4 tuần tuổi.
+ Phân sệt, có màu vàng, cam, nâu hoặc có máu, phân dính đít, heo có vẻ đau bụng, rặn nhiều.
+ Dùng Vicox Toltra 1ml/2,5 kg thể trọng/ ngày
+ Khi chuồng có bệnh, ở các đàn sau nên phòng trước cho heo sơ sinh lúc 1-3 ngày tuổi với Vicox Toltra liều 0.5 ml/con
- E.coli:
+ Bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra
+ Bệnh rất phổ biến trên heo con, thường phát mạnh ở 3 giai đoạn: tuần tuổi đầu, 25 ngày tuổi và 35 ngày tuổi.
+ Heo tiêu chảy hoặc sau tiêu chảy lại phù nề (odema), hoặc không tiêu chảy nhưng phù (thấy ở mắt), bơi chân chèo, kêu éc éc, cúm chân, chết nhanh. Thường con tốt nhất trong đàn phát bệnh trước.
+ Điều trị: Có nhiều kháng sinh diệt được E.coli nhưng cũng rất nhanh lờn thuốc; cho nên khi điều trị cần chú ý đặc điểm này để hiệu quả điều trị cao hơn (có thể phải làm kháng sinh đồ). Một số phát đồ có thể áp dụng:
◘ Vime SOC : 1ml/ 5 kg thể trọng
◘ hoặc Vimefloro FDP: 1ml/ 5 kg thể trọng kết hợp Septryl 240 1ml/ 10 kg thể trọng.
◘ hoặc Vimetryl 5: 1ml/10kg heo
◘ Kết hợp thuốc uống : Cosin: heo con: 1ml/con, heo lớn: 1ml/5-10 kg hoặc Colinorgent: 1g/4kg
* Cần hạn chế ăn hoặc cắt ăn sẽ giảm tổn thất tốt hơn
- Dịch tả heo:
+ Bệnh do virus gây ra
+ Heo con thường bệnh ở giai đoạn sắp tách bầy, nhất là những đàn chưa được tiêm phòng bệnh dịch tả heo.
+ Bệnh lây lan rất nhanh trong đàn, heo sốt rất cao (41-420C), viêm kết mạc mắt, có ghèn, tiêu chảy rất nặng, không cầm được, phân đen sình, thối khắm. Heo nằm chồng đống lên nhau, nốt xuất huyết li ti xuất hiện trên da tai, bụng, bẹn ,…
+ Điều trị: Bệnh không có thuốc điều trị hiệu quả.
- Viêm ruột hoại tử:
+ Do vi khuẩn Clostridium perfringens type C gây ra.
+ Thường xảy ra ở heo rất nhỏ (1-2 tuần đầu tiên)
+ Heo con biểu hiện ói máu, tiêu chảy máu do độc tố gây hoại tử niêm mạc ruột, vào máu tác động. Tỉ lệ chết tùy thuộc tuổi heo và độc tố vi khuẩn.
+ Điều trị hiệu quả thấp: do tác động của độc tố rất nhanh, không có thời gian điều trị, ngoài ra sự hủy hoại ở ruột rất khó hồi phục.
+ Phòng bệnh:
* Tránh lây lan bằng cách vệ sinh chuồng đẻ, nái chữa trước khi vào đẻ cẩn thận.
* Dùng thuốc cho nái đẻ điều trị phòng ngừa nhiễm cho heo con: Amoxi 15%, Ceptifi.
* Dùng thuốc phòng cho heo con ở ngày đầu đời: Ceptifi sodium: 1ml/2kg thể trọng
* Vaccin
- Viêm hồi tràng:
+ Do vi khuẩn Lawsonia intracellularis, sống trong tế bào nhung mao đoạn hồi tràng và kết tràng gây ra trên heo thịt
+ Tiêu chảy phân màu đen, heo con sau cai sữa và heo thịt ít chết nhưng còi cọc, mức độ đồng đều trong đàn thấp.
+ Điều trị: Kháng sinh tiêm:
◘ Tiamulin (1ml/ 6-10 kg TT)
◘ hoặc Tylosin 20% (1ml/10kg TT).
◘ hoặc Vimetryl 5: 1ml/10kg heo
◘ hoặc Ceptifi: 1ml/10kg heo
◘ Kết hợp Hemofer B12 (2-5ml/heo),
◘ Kết hợp Vitamin K: 1ml/5-10 kg thể trọng
◘ Kết hợp: Bcomplex fortified : 1ml/10 kg thể trọng
- Hồng lỵ:
+ Bệnh do xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteae gây ra
+ Thường xảy ra ở heo thịt 3-4 tháng tuổi
+ Phân nhày có niêm mạc ruột tróc ra, đỏ máu hoặc nâu
+ Điều trị:
◘Tiamulin: 1ml/10 kg thể trọng
◘ hoặc Tylovet: 1ml/10 kg thể trọng
◘ hoặc Linspec: 1ml/ 7 kg thể trọng
◘ kết hợp Vitamin K: 1m/5-7 kg thể trọng
- Thương hàn:
+ Bệnh do vi khuẩn Salmonella cholerae suis gây ra
+ Heo con thường bệnh ở giai đoạn trên 2 tháng tuổi
+ Bệnh lây lan chậm trong đàn, thường có biểu hiện biếng ăn, ăn lơi nhơi, uống nước trong, đi phân bón lọn đen, có màng nhày, sốt khá cao (39,5- 410C), chót tai lạnh, nổi gai ốc. Cuối giai đoạn có thể tiêu chảy, phân nâu hoặc có máu.
+ Điều trị:
◘ Vime Sone: 1ml/ 5 kg thể trọng kết hợp Septryl 240 1ml/ 10 kg thể trọng.
◘ Hoặc Vimefloro FDP: 1ml/ 5 kg thể trọng kết hợp Septryl 240 1ml/ 10 kg thể trọng.
◘ Phối hợp: Urotropin: 1ml/5 kg thể trọng
◘ Bổ sung: Vimekat hoặc Vime Canlamin: 1ml/5 kg thể trọng
- Tiêu chảy thông thường: (heo không sốt, vẫn ăn, bụng phình)
+ Kiểm tra trong phân có giun không? Nếu có thì đã tẩy với thuốc gì, cách tẩy. Đôi khi cho ăn thuốc tẩy giun, heo ăn không đều, trong đàn còn con có giun, đàn sẽ nhanh bị tái nhiễm. Có thể dùng:
◘ Vimectin 0,3 %: 1ml/10 kg thể trọng (tiêm)
◘ Hoặc Albendazole: 1ml/ 10 kg thể trọng (uống)
+ Heo có biểu hiện lạnh, run gai ốc, không sốt: xem lại ngày hôm trước có cho ăn quá no hoặc bị lạnh, mưa tạt,… nên không tiêu, đau bụng:
◘ Tiêm Vime Canlamin: 1ml/5 kg thể trọng
◘ Cho uống nước gừng + đường, có thể sưởi thêm cho heo nếu còn nhỏ và thời tiết lạnh
+ Cũng có thể do thức ăn: Thử ngừng cho ăn xem heo còn tiêu chảy không? Cho heo uống Vime C-Electrolyte (1g/2-4 lít nước) kết hợp men tiêu hóa: Vime 6 way hoặc Vime Subtyl
(nguồn:http://www.vemedim.com.vn)
|
LIÊN HỆ