XÃ TIÊN PHONG: THÚ VUI THẢ DIỀU MỘT NÉT VĂN HÓA ĐANG DẦN TRỞ VỀ ĐÚNG NGHĨA.
( Đọc hết bài để hiểu thú chơi diều sao cho đúng nghĩa là một thú vui mang đậm nét văn hóa Việt Nam nhé)
Thú vui thả diều ở Việt Nam ta đã có từ thời xa xưa, hàng nghìn năm trước cha ông ta đã biết chơi diều, ngoài mục đích giải trí nó còn mang theo những khát khao vươn cao, vươn xa hơn nữa và một tâm hồn thanh cao. Thả diều đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, diều còn được ví như hồn khí của dân tộc Việt Nam ta, chả thế mà Từ năm 2009, Việt Nam đã thường xuyên tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật quốc tế tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các nước mang đến tham dự những cánh Diều với nét đặc trưng của quốc gia mình. Việt Nam đã khẳng định Diều Sáo hoàn toàn là thú chơi được truyền lại từ bao đời nay mà không phải là bắt chước hay du nhập từ bên ngoài vào.
Cánhdiều còn được nhắc đến nhiều trong thơ ca nhạc họa, tục ngữ và trong các câu chuyện cổ tích dân gian. Cánh diều và tiếng sáo cũng khiến chúng ta như gợi nhớ về một tuổi thơ hồn nhiên, với những ước mơ được gửi gắm vào cánh diều bay vào mây cùng gió...
Ngày xưa diều được làm hoàn toàn từ thân cây tre già dài cả chục mét, áo diều được dán từ giấy nhờ hồ sắn, dây diều tùy to nhỏ mà được sử dụng từ những vật liệu khác nhau, còn nhớ những chiếc diều nhỏ ( diều cánh, diều khung) dây được làm từ dễ cây dứa dại mang ra đập vỡ rồi tước nhỏ và bện thành dây, những chiếc diều sáo ĐU ĐU, BÌ BÌ thì dây hoàn toàn được vót từ thân cây tre, được nối hình con bọ và quấn vào guồng... Ấy thế mà từ già tới trẻ ai ai cũng chơi, chơi vào lúc chiều mát khi một ngày lv vất vả đã kết thúc. Diều được làm tận dụng hoàn toàn từ vật liệu sẵn có ở làng quê qua những bàn tay điêu luyện để tạo thành một sản phẩm sẵn sàng hòa quyện cùng mây, cùng gió.
Ngày nay thú chơi diều đã có nhiều thay đổi, diều được lắp ghép có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, với những dàn sáo siêu to khổng lồ được gò bằng tôn, bẩng sáo làm từ gỗ mít được đục tinh sảo chính xác từ máy đục CNC, áo diều làm từ chất kiểu vải mưa và vải chống nước siêu nhẹ, dây diều bện từ dây dù, dây cước siêu bền... Diều cũng có nhiều hình thù trang trí mầu sắc khác nhau, có đèn nét nhiều mầu và vì thế để đầu tư vào chơi diều cũng tốn kém về tài chính hơn.
Khi xã hội phát triển, các làng quê cũng dần thu hẹp các sân bãi và thay vào đó là các ngôi nhà cao tầng, các hệ thống lưới điện cao thế, hạ thế và thông tin chằng chịt khiến cho thú vui chơi diều cũng dần bị thu hẹp và gây mất an toàn ... Do phát triển thú vui tự phát, mạnh ai ấy lo, bạ đâu thả đó nên thời gian qua đã xẩy ra nhiều sự cố có liên quan tới thú vui này gây mất an toàn cho người và tài sản.
Hôm qua ngày 5/9 khi biết tin các anh em chơi diều xã nhà đã thành lập lên một CLB diều sáo, có nội quy, quy định và trách nhiệm rõ ràng thực sự tôi rất vui và hoàn toàn ủng hộ, qua đó các anh em chơi diều được giao lưu cùng nhau, kết nối mối quan hệ công việc, bạn bè và đặc biệt là để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình thả diều để thú vui thả diều về đúng nghĩa là một THÚ VUI TAO NHÃ, MỘT NÉT VĂN HÓA VIỆT NAM.
Thật tuyệt vời.
#NVM
#dieusao
#hoidieusao
Hình ảnh : buổi giao lưu gặp mặt của các ace CLB diều sao xã Tiên Phong với các CLB diều sao ở các khu vực khác nhau tại đê Giã Trung xã Tiên Phong.
LIKE and Share nếu bài viết hữu ích:
:
>>>>CẢM ƠN BÀ CON VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI VIẾT,CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG GIAO LƯU VÀ CHIA SẺ CÙNG BÀ CON VÀ CÁC BẠN!!!!
Comments[ 0 ]
Post a Comment