(bài viết của Phó GS-TS Lê Văn Năm)
I. Bệnh nhiễm trùng huyết do E.coli nguyên phát -
1. Nguyên nhân
Do vi khuẩn Gram âm E.coli, đặc biệt là các chủng O1, O2, O76,… có các yếu tố bám dính và sinh độc tố.
2. Loài gia cầm mắc bệnh
Tất cả các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh.
3. Tuổi gà vịt mắc bệnh
- Nếu là bệnh nguyên phát thì xảy ra ở gà vịt, ngan, ngỗng từ mới nở đến 3 tuần tuổi nhưng chủ yếu là từ 2- 10 ngày đầu sau nở.
- Nếu bệnh thứ phát thì xảy ra bất cứ lúc nào trong đời sống gia cầm, thủy cầm.
4. Mùa phát bệnh: quanh năm
5. Phương thức truyền lây: Qua đường hô hấp và ăn uống.
6. Triệu chứng bệnh nguyên phát
- Sốt lúc đầu, sau giảm dần.
- Xù lông, sã cánh, cù rù, không chịu vận động, hay nằm, buồn ngủ.
- Mào thân xám, ăn kém, bỏ ăn, chân khô, gầy rọp
- Uống nhiều nước do khát nước, sinh tiêu chảy.
- Phân loãng vàng xanh lẫn nhiều bọt khí.
- Thở khó do túi khí bị viêm, gia cầm há mồm thở, nhịp thở tăng, hai cánh dập dìu theo nhịp thở.
- Chết nhanh, chết nhiều ở gà, vịt, ngan ngỗng con 2- 15 ngày tuổi.
7. Mổ khám
- Các cơ quan nội tạng bị ứ huyết, xuất huyết.
- Ruột viêm cata, lòng đỏ không tiêu và dai nhưng không có màu xanh như ở bệnh do Salmonella gây ra, viêm xuất huyết màng bao gan, tim, dạ dày tuyến, và màng treo ruột.
- Tú khí bị viêm phù nề hoặc viêm bã đậu Fibrin.
- Bụng chứng cứng.
8. Điều trị
Bệnh do E.Coli dễ dàng điều trị khỏi bằng mộ trong số các loại thuốc sau:
+ T. Colivit: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T.Flox. C: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T.Avimycin: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T.I.C : 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T. Umgiaca: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ Flumex- 30: 15ml/100kgP /ngày . 3 ngày
+ Nor.Flox- 10: 25ml/100kgP /ngày . 3 ngày
+ Enro- 10: 25ml/100kgP /ngày . 3 ngày
+ Flumequin 20: 20ml/100kgP /ngày . 3 ngày
Để gà khỏi bệnh và tươi tỉnh nhanh ta áp dụng các thuốc trên theo phác đồ sau:
* Phác đồ 1:
- T. Colivit : 20g
- T.cúm gia súc hoặc Anti Gum: 20g
- Super vitamin: 20g
Trộn 3 loại thuốc trên pha 15- 20 lít nước cho 100kg gà, uống cả ngày, liên tục 3 ngày.
* Phác đồ 2
Thay T.Colivit bằng các loại kháng sinh trên rồi phối hợp theo phác đồ 1 để thực hiện.
9. Phòng bệnh
- Phải thực hiện đúng quy trình ấp nở, quy trình úm gia cầm sơ sinh.
- Sử dụng đúng toa thuốc gia cầm như đã ghi trong bệnh khô chân khô mỏ.
- Khi bắt gia cầm về nuôi phải đảm bảo nhiệt độ úm, cho uống nước thuốc ngay khi thả gia cầm vào quây, sau đó 10 – 15 phút phải cho ăn ngay, ăn càng sớm càng tốt.
- Tránh các yếu tố stress, máng ăn, nguồn thức ăn nước uống phải sạch sẽ và đủ lượng.
II. Bệnh tụ huyết trùng
1. Giới thiệu
Tụ huyết trùng – Pasteurellosis là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mang tính cục bộ ở tất cả các loại gia súc, gia cầm với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết toàn thân và có tỷ lệt tử vong rất cao. Ở gia cầm có tên khoa học là Pasteurellosis avium hoặc cholera avium.
2. Nguyên nhân
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida có 3 chủng 1,3,4 gây ra dưới tác động hỗ trợ của các yếu tố stress.
3. Loài gia cầm mắc bệnh
Gà , vịt, ngan, ngỗng, cút, chim.
4. Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Nếu bệnh tự phát trong đàn gia cầm thì bao giờ cũng sau 3 tuần tuổi trở lên, nhưng bệnh chỉ xảy ra lác đác, lẻ tẻ, cục bộ.
- Nếu bệnh được lây lan từ bên ngoài vào cơ sở chăn nuôi thì bệnh có thể nổ ra bất cứ lứa tuổi nào và có tính dịch cao, lây lan nhanh ra diện rộng.
5. Phương thức truyền lây
Tự phát hoặc đường miệng
6. Triệu chứng
Bệnh tụ huyết trùng có 3 biểu hiện
6.1. Thể quá cấp
Đột ngột nhảy xốc lên, lăn quay, giãy chết hoặc sáng ra đã thấy gà chết trên ổ đẻ hoặc góc chuồng.
6.2. Thể cấp tính
- Thân nhiệt đột ngột tăng cao 43- 44 độ C.
- Gia cầm mệt lả, 2 cánh sã xuống hoặc nằm im không cử động, hai mắt nhắm nghiềm, chảy nước mũi, nước mắt, nước miệng.
- Lông xù, mào, tích thâm tím.
- Gia cầm khó thở, chán ăn hoặc bỏ ăn.
- Tiêu chảy có khi có gợn máu.
- Gia cầm bệnh chết nhanh, xác chết béo nhưng thịt nhanh thâm và dễ bị thối rữa. Bệnh có xu hướng lây lan nhanh sang con khác.
6.3. Thể mãn tính
- Mào, tích bị phù nề, sưng to, sau một vài ngày thì hình thành lõ dò có dịch màu vàng đặc chảy ra rất giống như bệnh cúm gà.
- Viêm mí mắt, một số gà bị viêm khớp đi cà nhắc 1 bên.
- Đầu có thể bị nghiêng sang 1 bên.
- Nếu không được điều trị thì đa phần gia cầm sẽ chết.
7. Mổ khám
7.1. Thể quá cấp và cấp tính
- Mào tích thâm, xác chết béo, thịt thâm.
- Màng bao tim có nhiều điểm xuất huyết.
- Tim bơi trong túi dịch thẩm xuất màu vàng đặc.
- Xuất huyết điểm ở vành tim, cơ tim.
- Trên bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử vàng ngà to bằng đầu kim đến hạt kê.
- Lách sưng to vừa phải.
- Phổi bị phù nề thâm sẫm.
- Viêm phúc mạc do dập vỡ trứng non.
- Buồng trứng viêm thoái hóa.
- Viêm tiết dịch đoạn tá tràng.
7.2. Thể mãn tính
- Mào tích phù nề, sưng dầy, đôi khi thấy có lỗ dò, từ đó có dịch vàng đặc chảy ra.
- Viêm mí mắt.
- Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng.
- Viêm khớp.
- Viêm ruột tiết dịch đến xuất huyết đoạn không tràng, hồi tràng và đại tràng.
- Gan sưng to, cứng và có nhiều điểm hoại tử vàng ngà.
8. Điều trị
Tất cả các thuốc điều trị E.Coli, bạch lỵ đều là thuốc đặc trị huyết trùng, đó là một trong số các loại
+ T. Colivit: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T.Flox. C: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T.Avimycin: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T.I.C : 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ T. Umgiaca: 20g/100kgP/ngày . 3 ngày
+ Flumex- 30: 15ml/100kgP /ngày . 3 ngày
+ Nor.Flox- 10: 25ml/100kgP /ngày . 3 ngày
+ Enro- 10: 25ml/100kgP /ngày . 3 ngày
+ Flumequin 20: 20ml/100kgP /ngày . 3 ngày
9. Phòng bệnh
- Chú ý tránh các yếu tố stress gây hại, nếu có sự thay đổi thời tiết, thức ăn, nước uống thì dùng một trong số các loại thuốc trên với liều bằng ½ liều điều trị, dùng 3 ngày liên tiếp.
- Đảm bảo vệ sinh chăn nuôi thú y trong quá trình tổ chức chăn nuôi.
III. Bệnh hen gà – CRD
1. Nguyên nhân
Đây là bệnh do vi khuẩn Gram âm Mycoplasma gây ra rất phổ biến trong chăn nuôi tập trung, bởi bệnh có thể truyền từ gà mẹ sang gà con hoặc gà bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường chăn nuôi, bệnh dễ bùng phát bởi các yếu tố môi trường stress bất lợi. Do đó các nhà khoa học đã lây tần số xuất hiện và cường độ bệnh này để làm chỉ tiêu vệ sinh thú y trong chăn nuôi.
2. Loài gia cầm mắc bệnh
Tất cả nòi, giống các loại gà, gà Tây, chim, vịt, ngan đều có thể mắc bệnh trong đó gà và các loài cùng nòi là nặng nhất.
3. Tuổi gà mắc bệnh
- Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm vi khuẩn và mắc bệnh.
- Tuy nhiên bệnh thường phát vào 2 giai đoạn:
+ Gà con từ 1- 10 tuần tuổi, trong đó nặng nhất từ 18- 45 ngày.
+ Gà lớn bắt đầu lên đẻ hoặc đẻ lúc cao nhất.
4. Mùa phát bệnh
Bệnh xảy ra quanh năm, không phụ thuộc thời tiết, mùa.
5. Phương thức truyền lây
Truyền dọc từ mẹ sang con và qua đường hô hấp, ăn uống.
6. Triệu chứng
- Đặc điểm nổi bật là thời kỳ ủ bệnh rất khác nhau từ 1- 20 ngày.
- Bệnh luôn ở thể mãn, phát triển từ từ, lây lan chậm nhưng tỷ lệ bệnh lên đến 100%, tỷ lệ chết thấp 10- 20 %, giảm trọng lượng 30- 40%, giảm tỷ lệ đẻ 10- 25%.
- Các biểu hiện gồm: ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc, khó thở, mỏ gà luôn bán mở để thở, chảy nước mũi, nước mắt, viêm mí mắt, đôi khi thấy phù đầu. Tiêu chảy phân xanh trắng, ăn kém, chậm lớn, nhiều gà suy nhược, ở gà đẻ thì giảm đẻ 10- 20 % thậm chí 25%.
7. Mổ khám
- Viêm túi khí, túi khí đầy, mất sự trong suốt.
- Phổi bị bầm huyết.
- Viêm xoang mũi, viêm mũi họng, viêm khí quản.
8. Điều trị
Có rất nhiều thuốc để điều trị bệnh hen gà, các thuốc tốt đạt kết quả cao gồm:
8.1. Thuốc bột pha nước uống:
- CCRD.Năm Thái: 1.5- 2g/lít/ ngày đêm x 4 ngày liên tục.
- Tylodox. TA: 1- 2g/lít/ ngày đêm x 4 ngày liên tục.
- Gentafam-1 : 2g/lít/ ngày đêm x 4 ngày liên tục.
- Antin – CRD.La: 1.5- 2g/lít/ ngày đêm x 4 ngày liên tục.
- Tylosin 98%: 1- 2g/lít/ ngày đêm x 4 ngày liên tục.
8.2. Thuốc tiêm bắp:
- Tialin- Thái: 1ml/5kgP/lần/ngày x 3- 4 ngày.
- Spyracin.Thái: 1ml/5- 7kgP/lần/ngày x 4 ngày.
- Vidan T: 1ml/5kgP/lần/ngày x 3- 4 ngày.
- Linco-gen.LA: 1ml/5kgP/lần/ngày x 3- 4 ngày.
- Tylosin 10%: 1ml/5kgP/lần/ngày x 4- 5 ngày.
- Tiamulin 10%: 1ml/5kgP/lần/ngày x 3- 4 ngày.
- Macavet: 1ml/ 8kgP/lần/ngày x 3 ngày.
- Flodovet: 1ml/ 6kgP/lần/ngày x 4 ngày.
- Genta- Tylo: 1ml/5kgP/lần/ngày x 4- 5 ngày.
Các phác đồ điều trị cụ thể mang lại hiệu quả như sau:
*Phác đồ 1
Lấy 1g CCRD.Năm Thái và 1g Gentafam-1 pha chung vào 1lit nước cho gà uống 4 ngày đêm.
* Phác đồ 2
Thay Gentafam- 1 bằng Anti- CRD.LA hoặc Tylodox.Ta, hoặc Tylosin 98% rồi dùng như trên.
Chú ý: Không cần dùng thêm long đờm- Bromhexin vì trong các thuốc trên thành phần đã có.
* Phác đồ 3
Là phác đồ hiệu quả nhất như sau: Lấy 1ml Vidan- T hoạc Tialin- Thái trộn với Spyracin tiêm bắp nách cách cho 10kg/lần/ ngày, tiêm 4 ngày là khỏi.
9. Phòng bệnh
- Tổ chức chăn nuôi theo yêu cầu an toàn sinh học, đảm bảo kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.
- Phải dùng 1 trong các số loại thuốc: CCRD. Năm Thái hoặc Gentafam-1, Anti CRD.LA hoặc Tylosin 98% với liều 1g/lít nước vào các ngày 9-11, 18-21, 39-40, 48-50 ngày tuổi để phòng bệnh chủ động.
IV. Bệnh hen gà - CRD ghép với E.coli tạo ra bệnh CCRD.
1. Nguyên nhân
- Các chủng Mycoplasma gây ra CRD và E.coli gây viêm túi khí kết hợp với nhau tạo nên bệnh CCRD.
- Trong đó bệnh hen CRD là nguyên phát và bị bội nhiễm bởi E.coli.
2. Loài gia cầm mắc bệnh
Gà, vịt,ngan, cút và chim nuôi, hoang cầm, trong đó gà mẫn cảm nhất và bị bệnh nặng nhất.
3. Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.
- Tuy nhiên, bệnh nặng nhất là từ 13- 45 ngày tuổi hoặc lúc vào đẻ hoặc đẻ cao nhất. Đối với gà siêu thịt nuôi tập trung thì tuổi gà mắc bệnh từ 2- 6 tuần tuổi.
4. Mùa phát bệnh
Bệnh xảy ra quanh năm.
5. Phương thức lây truyền
Bệnh CRD truyền dọc từ mẹ qua phôi trứng sang con.
Bệnh bội nhiễm E.coli xảy ra chủ yếu qua đường hô hấp và đường miệng.
6. Triệu chứng
Hoàn toàn giống CRD nhưng ho hen, sặc khoẹt, hoặc xoặc nặng hơn, gà ốm cù rù mệt mỏi và khó thở, tỷ lệ chết cao hơn. Nó là bệnh hen ghép CCRD rất nặng so với CRD.
7. Bệnh tích
- Hoàn toàn giống CRD
- Các túi khí viêm đóng màng Fibrin như bã đậu phụ hoặc giống như trứng kho bán chặt ở các cơ quan nội tạng (ruột, gan, tim, buồng trứng). Ở gà đẻ còn thấy viêm buồng trứng, trứng non bị dập vỡ gây viêm phúc mạc, những trường hợp này thường gà chết.
8. Điều trị
Tất cả các phác đồ điều trị sau đây đều có kết quả cho 2 bệnh CRD và CCRD, đó là:
8.1. Đàn gà có số lượng dưới 1000 con, trọng lượng 0,5kg/con trở lên
* Cách 1
Lấy 1ml VidanT trộn với 1 ML Spyracin Thái hoặc T.C.K hoặc Kanamycin 10% tiêm bắp vào nách cánh cho 10kg gà/ lần/ ngày, tiêm 3-4 ngày.
*Cách 2
Lấy 1ml Vidan T trộn lẫn với 1ml Tylosin 10% hoặc 1ml LincoGen.LA tiêm bắp nách cánh gà 10kg P/lần/ngày, tiêm 3- 4 ngày.
*Cách 3
Lấy 1ml Vidan T trộn lẫn với 1ml Tialin Thái hoặc 1ml Gentatylo tiêm bắp nách cánh gà 10kg P/lần/ngày, tiêm 3- 4 ngày.
8.2. Đối với gà có số lượng lớn, trọng lượng bé không tiêm được phải tiến hành cho uống
* Phác đồ 1
Lấy 1g CCRD Năm Thái. 1g Gentafam- 1 và 1-2 ml Vidan T rồi pha chung vào 1lit nước cho uống cả ngày, liên tục 4 ngày là khỏi.
*Phác đồ 2
Lấy 1g CCRD Năm Thái. 1g Anti CRD.LA hoặc Tylodox TA và 1-2 ml Linco- gen TA rồi pha chung vào 1lit nước cho uống cả ngày, liên tục 4 ngày là khỏi.
9. Phòng bệnh
Như làm theo bệnh hen gà – CRD.
V. Bệnh hen gà CRD ghép với bệnh gà rù
1. Nguyên nhân
Bệnh hen CRD do vi khuẩn Mycoplasma, bệnh gà rù hay còn gọi là Newcastle do Myxovirus. Đây là trường hợp bệnh hen gà ghép với bệnh Newcastle, hoặc ngược lại.
2. Loài gia cầm mắc
Các loại gà, chim cút, chim câu đều có thẻ mắc bệnh, tuy nhiên bệnh này không xảy ra ở thủy cầm.
3. Tuổi gà mắc bệnh: Mọi lứa tuổi.
4. Mùa phát bệnh: Quanh năm
5. Phương thức truyền lây: Chủ yếu qua đường hô hấp và ăn uống.
6. Triệu chứng
6.1. Bệnh CRD ghép với Newcastle thể phát chậm
- Gà ốm chảy nước mắt, nước mũi, ho hen, sặc khoẹt, loặc xoặc, ăn kém, sốt nhẹ, uống nhiều nước, tiêu chảy phân xanh trắng trong tổng thể cà đàn khỏe.
- Một số gà ăn không tiêu, diều chứa nước, hơi khí.
- Gà bệnh xù lông, chân khô quắt, gầy rộc.
- Lúc đầu gà bệnh chết rải rác, chết về đem, sau 1 thời gian ban ngày cũng có gà chết. Số gà chết tăng dần theo thời gian, mặc dù chủ chăn nuôi đã dùng nhiều thuốc chữa hen nhưng bệnh không khỏi, kéo dài lê thê.
6.2. Bệnh CRD ghép Newcastle thể phát nhanh
- Gà ho hen, sặc khoẹt loặc xoặc và thi thoảng nghe thấy tiếng tooc kèm theo.
- Gà ăn kém hoặc giảm ăn, nhiều con buồn ngủ, mắt lim dim, mào thâm, diều chứa nước đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu, chảy nước mắt, nước mũi, dãi, gà bệnh bị bại chân, bại cánh về sau nghẹo đầu, nghẹo cổ.
- Gà gầy sút nhanh, nhẹ cân. Da chân, da mỏ khô đét, gà chết từ rải rác đến ồ ạt.
- Ở gà đẻ: Giảm số lượng trứng, nhiều trứng vỏ mềm hoặc không có vỏ cứng, kích thước bé. Tỷ lệ đẻ giảm 20- 25%, nếu đưa số trứng của đàn gà bệnh vào ấp, tỷ lệ chết phôi cao 30- 40 %.
7. Mổ khám
- Mào thâm, xác gà gầy, thịt thâm, bóp mỏ thấy nhầy mũi chảy ra, diều chứa đầy hơi hoặc chứa thức ăn không tiêu.
- Viêm xuất huyết đường tiêu hóa, các biểu hiện xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mặc xung quanh hậu môn có thể xảy ra cùng 1 lúc, nhưng cũng có thể chỉ thấy 1- 2 bệnh chứng kể trên.
- Túi khí viêm bã đậu Fibrin dính liền các cơ quan nội tạng.
- Buồng trứng bị thoái hóa, trứng non dập vỡ gây viêm phúc mạc.
8. Điều trị
Điều trị tiến hành 2 bước cùng lúc
Bước 1: Can thiệp vacxin Newcastle vào đàn gà bệnh
- Đối với gà chưa được phòng vacxin Lasota hoặc ND- IB lần nào thì tốt nhất tiêu hủy.
- Đối với đàn gà dưới 20 ngày tuổi mới được dùng 1 lần Lasota hoặc ND- IB thì nhỏ lại vacxin Lasota hoặc ND- IB vào mũi, mồm, mắt mỗi con 1 liều. Sau 7- 10 ngày cho uống nhắc lại, tiếp sau 10 ngày nữa thì tiêm H1.
- Đối với gà trên 20 ngày tuổi đã được dùng 1-2 lần Lasota hoặc ND- IB nhưng chưa tiêm H1 thì tiêm ngay H1.
- Đối với gà trên 30 ngày tuổi đã được dùng 1-2 lần Lasota hoặc ND- IB nhưng chưa tiêm H1 hoặc đã vừa tiêm thì tiêm ngay H1.
Bước 2: Sau khi đàn gà được dùng vacxin thì phải cho gà uống thuốc điều trị bệnh hen CRD. Các toa thuốc là các phác đồ điều trị bệnh ghép CRD với E.coli (như trên).
9. Phòng bệnh
- Tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học.
- Nghiêm túc thực hiện quy trình phòng bệnh Newcastle.
- Chủ động phòng bệnh hen gà theo quy trình.
(tổng hợp)
>>>>CẢM ƠN BÀ CON VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI VIẾT,CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG GIAO LƯU VÀ CHIA SẺ CÙNG BÀ CON VÀ CÁC BẠN!!!!