(Tư vấn bởi PGS-TS LÊ VĂN NĂM)
Bệnh viêm gan vịt, ngan do virus (Hepatitis virosa anaticulorum, hepatitis anatum, duck virus hepatitis)
1. Giới thiệu
Viêm gan vịt, ngan là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra bất ngờ, lây lan nhanh với các triệu chứng bồn chồn, bỗng dưng ngã nằm ngửa hoặc nghiêng, chân đạp liên hồi trong không khí, đầu ngoặt ngược ra sau lưng rồi chết, tỷ lệ chết đến 100%.
2. Nguyên nhân
Do 1 loại virus ARN Picornavirus typ 1,2,3 gây ra.
3. Loài gia cầm mắc bệnh
- Chủ yếu ở vịt, ngỗng, ngan cũng bị viêm gan nhưng mức độ nhẹ hơn.
- Thủy cẩm hoang dại và chim hoang là vật mang trùng.
4. Tuổi gia cầm mắc bệnh
- Bệnh thường xảy ra ở vịt, ngan, ngỗng từ 1- 7 tuần tuổi.
- Ở cơ sở chăn nuôi liên tục thì càng về sau tuổi bị bệnh càng xuống thấp (lứa đầu bệnh xảy ra ở vịt 45- 50 ngày tuổi, lứa 2 bệnh phát ra lúc 30- 35 ngày tuổi, lứa 3 bệnh xảy ra lúc 14- 20 ngày tuổi, đến lứa 4 thì bệnh xảy ra lúc mới nở đến 10 ngày tuổi).
5. Mùa phát bệnh
Bệnh có thể xảy ra quanh năm.
6. Đường lây truyền
Bệnh chỉ truyền ngang qua đường miệng và hô hấp, bệnh không truyền dọc từ mẹ sang con (không truyền qua phôi trứng).
7. Triệu chứng
- Thời kỳ ủ bệnh ngắn 1h- 3 ngày.
- Bệnh xuất hiện bất ngờ và nhanh, chỉ 1-3h đã có nhiều vịt, ngan mắc bệnh.
- Tỷ lệ bệnh rất cao ở vịt dưới 4 tuần tuổi, ở vịt, ngan 1 tuần tuổi có tới 95% , 2-3 tuần tuổi đến 50% số vịt ngan mắc bệnh và chết.
- Vịt, ngan rất muốn ăn, nhưng không nuốt mà chúng lắc đầu vảy thức ăn ra ngoài, sốt cao và ngã lăn ra dất nằm ngửa hoặc nghiêng, hai chân bơi đạp vào không khí liên tục, đầu ngoặt ngửa ra sau lưng, run rẩy, co giật.
- Tiêu chảy mạnh, phân xanh vàng hoặc vàng trắng.
- Chết nhanh sau 4- 12h mắc bệnh. Tỷ lệ chết rất cao phụ thuộc vào vịt, ngan và số lứa được nuôi trong cơ sở chăn nuôi ở vịt dưới 3 tuần tuổi, tý lệ chết luôn là 100%, đặc biệt là các lứa nuôi sau này.
8. Bệnh tích
- Ở vịt, gan sưng rất to, có màu loang lổ như đất sét vàng, dưới màng gan có thấy rất nhiều điểm hoặc mảng xuất huyết, nhưng bệnh tích này không có ở ngỗng và ngan.
- Túi mật căng, chứa đầy dịch mật.
- Lách đôi khi sưng to
- Cơ tim nhão và nhợt nhạt.
- Thể xác béo tốt.
- Viêm cata tiết dịch đến Fibrin ở đường tiêu hóa.
9. Điều trị
a. Nếu đàn ngan, vịt chưa được dùng vacxin viêm gan thì có thể dùng kháng thể chống viêm gan nhưng tốt nhất là tiêm thẳng vacxin viêm gan cho đàn vịt, ngan đang bị bệnh mỗi con 1 liều vacxin viêm gan, sau đó chúng uống toa thuốc theo 1 trong các phác đồ ở mục b.
b. Cho đàn vịt, ngan ăn hoặc uống thuốc
Phác đồ 1:
- T. Colivit hoặc T.Flox.C : 20h
- T.cúm gia súc hoặc Anti- Gum : 20g
- Giải độc gan, thận, lách TA: 40g
- Gluco.K.C.B2: 150g
Pha vào 20lit nước hoặc trộn cám rau xanh sạch được thái nhỏ chia 5 lần cho 100kg vịt, ngan ăn uống cả ngày, dùng 4- 5 ngày liên tục.
Phác đồ 2:
- T.Avimycin hoặc T.Umgiaca: 20g
- Giải độc gan: TA. Sorbitol +B12: 20g
- Super vitamin : 15g
- Gluco.C: 20g
Pha vào 15- 20 lít nước hoặc trộn cám rau xanh sạch được thái nhỏ chi 5 lần cho 100kg vịt, ngan ăn uống cả ngày, dùng 4- 5 ngày liên tục.
10. Phòng bệnh
Chủ động phòng viêm gan bằng vacxin : cho uống lần 1 lúc 1-3 ngày tuổi, lần 2 lúc 15- 18 ngày tuổi, mỗi con 1 liều vacxin với 0,3ml nước sinh lý.
(tổng hợp)
>>>>CẢM ƠN BÀ CON VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI VIẾT,CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG GIAO LƯU VÀ CHIA SẺ CÙNG BÀ CON VÀ CÁC BẠN!!!!