(trang trại xanh Ngọc Linh)-Việc tính giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi gia súc nói chung và ngành chăn nuôi Heo nói riêng là một bài toán rất đặc thù. Với khả năng Customize linh hoạt của phần mềm kế toán LinkQ chúng tôi đã xây dựng thành công mô hình kế toán áp dụng cho ngành chăn nuôi Heo với phần mềm kế toán ngành chăn nuôi gồm các chi tiết đặc thù như sau:
I. Quản lý đàn heo nái (heo mẹ) và heo nọc (heo bố)
1.1. Phân bổ giá trị đàn heo bố mẹ cho heo con sơ sinh
Tuổi đời của heo bố mẹ chỉ kéo dài trong vài năm. Trong quá trình nuôi, heo bố mẹ có thể bị thải loại hoặc loại bỏ do bị ốm chết, hết tuổi sinh, hoặc sinh con không đạt tiêu chuẩn, sức khoẻ yếu. Như vậy yêu cầu của bài toán là phải phân bổ dần giá trị của đàn heo bố mẹ cho heo heo con hoặc xuất giảm khi loại bỏ. Giá trị của đàn heo bố mẹ sẽ được phân bổ dần sau các lần sinh con hoặc theo từng thời kỳ.
Heo bố mẹ được bổ sung nhiều lần trong quá trình nuôi. Chương trình sẽ quản lý từng đàn theo từng đợt bổ sung (gọi là lô): Quản lý về số lượng, giá trị, giá trị đã phân bổ, giá trị còn lại của từng lô bổ sung.
Nghiệp vụ kế toán:
Nhập đàn heo bố mẹ theo lô
- Xuất đàn heo bố mẹ theo lô ra chi phí trả trước
- Phân bổ chi phí trả trước theo các lô của đàn heo bố mẹ
1.2. Quản lý quá trình chu chuyển của heo mẹ
Heo mẹ trong quá trình nuôi có sự luôn chuyển qua lại từ giai đoạn Khô (heo nái vừa nuôi con xong, chưa mang thai) ->Chửa (đang mang thai) -> Đẻ (đang nuôi con sơ sinh) -> Khô (Nuôi con xong thì chuyển về khô) với các đặc thù khác nhau:
+ Về thời gian:
- Ở giai đoạn Khô và Đẻ -> thời gian nuôi ngắn
- Ở giai đoạn chửa : Thời gian kéo dài qua nhiều tháng: Yêu cầu đặt ra phải đánh giá giá trị của heo nái chửa qua các thời kỳ khác nhau. Dựa vào báo cáo đánh giá của cán bộ chăn nuôi, kế toán phân loại và tính giá trị theo phần trăm theo mức độ chửa đạt được là: heo chửa 25%, 50%, 75%, 100%
+ Về số lượng: Quá trình nuôi heo mẹ qua các giai đoạn nên thường có sự luôn chuyển đàn vào các trại nuôi khác nhau để có chế độ nuôi cho phù hợp -> Yêu cầu đặt ra phải quản lý số lượng sự luôn chuyển này: Chương trình sẽ quản lý ở từng trại nuôi có bao nhiêu con, và giá trị của nó là bao nhiêu.
II. Tính giá thành của chăn nuôi heo
Sản phẩm của chăn nuôi heo bao gồm các loại sau và có sự luôn chuyền lần lượt có thể xoay vòng qua các giai đoạn:
- Heo nái chửa
- Heo sơ sinh
- Heo giống
- Heo thịt
- Heo cơ bản (heo chuẩn bị làm heo bố mẹ)
Giá thành của tất cả các loại heo bao gồm các chi phí về thức ăn, thuốc chữa bệnh, chi phí công nhân, ….
Ngoài ra ở các giai đoạn đã nêu ở trên có đặc thù:
- Khi heo nái chửa sinh con -> giá trị của heo nái chửa sẽ được chuyển cho heo sơ sinh
- Heo giống: là heo sơ sinh chuyển sang heo giống -> Giá trị của heo sơ sinh sẽ được chuyển cho heo giống
- Heo thịt: là heo giống nuôi thành heo thịt -> Giá trị của heo giống sẽ được chuyển cho heo thịt
- Heo cơ bản: là heo thịt được lựa chọn làm heo cơ bản -> Giá trị của heo thịt sẽ được chuyển cho heo cơ bản. Heo cơ bản sẽ được nuôi để trở thành heo bố mẹ -> sẽ được quản lý như mục I
Quá trình lưu chuyển: Phần mềm kế toán giá thành chăn nuôi heo có các nghiệp vụ luôn chuyển và tính giá thành cho từng giai đoạn
Như vậy tính giá thành chăn nuôi heo sẽ đạt được các kết quả sau:
- Quản lý đàn heo bố mẹ: về số lượng, giá trị, giá trị phân bổ, giá trị còn lại
- Quản lý số lượng đàn heo của từng giai đoạn, trại nuôi
- Tính giá thành của từng loại heo: heo nái chửa (con), heo sơ sinh (con), heo giống (kg), heo thịt (kg), heo cơ bản (con)
Khó khăn khi tính giá thành:
Kế toán phải có số liệu thống kê chính xác về số lượng luôn chuyển đàn heo ở các trại nuôi, số liệu kiểm kê cuối kỳ (thường tính giá thành theo quý) các đàn heo của công nhân nuôi dưỡng
Có số liệu đánh giá về phần trăm đạt được heo nái chửa qua các giai đoạn của cán bộ theo dõi.
III. Các nghiệp vụ kế toán đặc thù bao gồm:
Ngoài các nghiệp vụ nhập xuất vật tư hàng hoá, thu chi, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, chi phí khác, … và phân bổ các chi phí này giống như hệ thống kế toán khác. Kế toán giá thành chăn nuôi heo có các nghiệp vụ đặc thù sau:
- Nhập heo bố mẹ có thể nhập từ mua ngoài hoặc nhập từ đàn heo thịt
- Xuất heo bố mẹ vào chi phí trả trước
- Phân bổ chi phí trả trước của heo bố mẹ cho heo chửa
- Nhập heo nái chửa
- Đánh giá phần trăm heo nái chửa đạt được qua các tháng nuôi
- Xuất heo nái chửa sang sơ sinh (heo đẻ)
- Nhập heo sơ sinh
- Xuất heo sơ sinh cho heo giống
- Nhập heo giống
- Xuất heo giống cho heo thịt
- Nhập heo thịt
- Xuất heo thịt để bán hoặc xuất thành heo cơ bản
- Nhập heo cơ bản (heo bố mẹ) và xuất vào chi phí trả trước
- Xuất bán các loại heo ở tất cả các giai đoạn
IV. Các báo cáo đặc thù về giá thành
- Báo cáo tổng hợp chi phí trả trước cho các đàn heo bố mẹ theo lô: Số lượng, giá trị, giá trị tăng, giá trị phân bổ (thải loại), giá trị còn lại
- Báo cáo chi tiết chi phí trả trước của từng lô heo bố mẹ
- Báo cáo nhập xuất tồn các loại heo theo trại nuôi (số lượng, giá trị)
- Báo cáo chi tiết theo các loại heo của các trại nuôi (số lượng, giá trị)
- Báo cáo kiểm kê đánh giá % hoàn thành heo nái chửa (số lượng, giá trị)
- Báo cáo kiểm kê cuối quý heo thịt (số lượng, giá trị)
- Báo cáo kiểm kê cuối quý heo sơ sinh (nái đẻ) (số lượng, giá trị)
- Bảng cân đối heo theo đơn 2 vị đo (kg và con) (số lượng, giá trị)
- Tập hợp chi phí sản xuất theo tài khoản chi phí.
(nguồn:dayketoan.net)
LIKE and Share nếu bài viết hữu ích:
:
>>>>CẢM ƠN BÀ CON VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI VIẾT,CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG GIAO LƯU VÀ CHIA SẺ CÙNG BÀ CON VÀ CÁC BẠN!!!!